Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

[Đề Cương] Triết học Mác Lênin

Chương I. Khái luận về Triết học và lịch sử Triết học (2 tiết)
1. Triết học - chức năng thế giới quan và phương pháp luận của Triết học
- Khái niệm triết học và nguồn gốc của triết học;
- Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học.
2. Vấn đề cơ bản của triết học và các trường phái triết học
- Vấn đề cơ bản của triết học;
- Các trường phái triết học.
3. Biện chứng và siêu hình
- Phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng;
- Các hình thức cơ bản của phép biện chứng.
4. Lịch sử triết học và sự phân kỳ lịch sử triết học
- Khái niệm lịch sử triết học;
- Các tính quy luật phát triển của lịch sử triết học;
- Phân kỳ lịch sử triết học.
Chương II. Khái lược lịch sử triết học phương Đông cổ - trung đại (10 tiết)
1. Triết học Ấn Độ cổ - trung đại
- Điều kiện ra đời và nét đặc thù của triết học Ấn Độ cổ - trung đại;
- Những tư tưởng cơ bản của triết học Ấn Độ cổ - trung đại;
- Một số kết luận về triết học Ấn Độ cổ - trung đại.
2. Triết học Trung Quốc cổ - trung đại
- Điều kiện ra đời và nét đặc thù của triết học Trung Quốc cổ - trung đại;
- Tư tưởng triết học của một số trường phái thời cổ đại;
- Diễn biến của tư tưởng triết học cổ đại trong xã hội phong kiến Trung Quốc;
- Một số kết luận về triết học Trung Quốc cổ - trung đại.
3. Khái lược về lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
- Điều kiện lịch sử và nét đặc thù về tư tưởng triết học Việt Nam;
- Một số nội dung cơ bản của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam;
- Sự kế thừa và phát triển tư tưởng triết học Việt Nam của Hồ Chí Minh.
Chương III. Khái lược lịch sử triết học phương Tây (10 tiết)
1. Triết học Hy Lạp cổ đại
- Điều kiện ra đời và nét đặc thù của triết học Hy Lạp cổ đại;
- Tư tưởng Triết học Hy Lạp cổ đại;
- Một số kết luận về triết học Hy Lạp cổ đại.
2. Triết học Tây Ầu thời trung cổ
- Điều kiện ra đời và nét đặc thù của triết học Tây Âu thời trung cổ;
- Tư tưởng Triết học Tây Âu thời trung cổ;
- Một số kết luận về triết học Tây Âu thời trung cổ.
3. Triết học Tây Ầu thời phục hưng và cận đại (XVII – XVIII)
- Điều kiện ra đời và nét đặc thù của triết học Tây Âu thời phục hưng và cận đại;
- Triết học Tây Âu thời phục hưng và cận đại (XVII – XVIII);
- Một số kết luận về triết học Tây Âu thời phục hưng và cận đại (XVII – XVIII).
4. Triết học cổ điển Đức
- Điều kiện ra đời và nét đặc thù của triết học cổ điển Đức;
- Tư tưởng Triết học cổ điển Đức qua các đại biểu xuất sắc (3 đại biểu: Cantơ; Hêghen; Phoi-ơ-bắc)
- Một số kết luận về triết học cổ điển Đức.
5. Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại
- Tình hình kinh tế xã hội cuối thế kỷ XIX đầu XX;
- Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại;
- Một số kết luận về triết học phương Tây hiện đại.
Chương IV. Khái lược lịch sử triết học Mác - Lênin (14 tiết)
1. Điều kiện ra đời Triết học Mác
- Điều kiện kinh tế - xã hội;
- Tiền đề lý luận;
- Tiền đề khoa học tự nhiên.
2. Những giai đoạn chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết học Mác - Lênin
- Giai đoạn Mác - Angghen;
- Lênin phát triển triết học Mác;
- Thực chất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện, Lênin phát triển
- Triết học Mác – Lênin trong thời đại hiện nay.
Chương V. Thế giới quan duy vật biện chứng – vai trò của nó trong nhận thức và thực tiễn (8 tiết)
1. Thế giới quan và thế giới quan duy vật
- Thế giới quan và các hình thức cơ bản của thế giới quan;
- Thế giới quan duy vật và lịch sử phát triển thế giới quan duy vật.
2. Thế giới quan duy vật và biện chứng
- Nội dung của thế giới quan duy vật biện chứng;
- Bản chất của thế giới quan duy vật biện chứng.
3. Những nguyên tắc phương pháp luận của thế giớI quan duy vật biện chứng và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Các nguyên tắc phương pháp luận;
- Vận dụng vào cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Chương VI. Phép biện chứng duy vật – phương pháp luận nhận thức khoa học và thực tiễn (10 tiết)
1. Khái niệm phép biện chứng và khái quát lịch sử phát triển phép biện chứng
- Khái niệm phép biện chứng;
- Khái quát lịch sử phát triển của phép biện chứng.
2. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật – tính khoa học và tính cách mạng của nó
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến;
- Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật;
- Tính khoa học và tính cách mạng của phép biện chứng duy vật.
3. Phương pháp và phương pháp luận; các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật
- Phương pháp và phương pháp luận;
- Các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Chương VII. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của Triết học Mác - Lênin (6 tiết)
1. Khái niệm lý luận và thực tiễn
- Khái niệm và các hình thức thực tiễn;
- Khái niệm và các cấp độ lý luận.
2. Những nguyên tắc cơ bản của sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
- Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, của lý luận; lý luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn;
- Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận khoa học; ngược lại lý luận khoa học phải được vận dụng vào thực tiễn, kiểm nghiệm trong thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn.
3. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giai đoạn cách mạng hiện nay ở nước ta
- Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các tri thức khoa học mà nhân loại đã đạt được vào điều kiện cụ thể nước ta;
- Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm thực tiễn Việt Nam và quốc tế để tiếp tục hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam;
- Trong giáo dục và đào tạo phải kết hợp nhà trường với xã hội, lý luận với thực tiễn;
- Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều.
Chương VIII. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (10 tiết)
1. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội và vai trò phương pháp luận của lý luận đó
- Những tiền đề xuất phát để xây dựng lý luận hình thái kinh tế - xã hội;
- Cấu trúc xã hội - phạm trù hình thái kinh tế - xã hội;
- Phép biện chứng về sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội;
- Lý luận hình thái kinh tế - xã hội và cách tiếp cận lịch sử nhân loại theo lý thuyết các nền văn minh;
- Tính khoa học và vai trò phương pháp luận của lý luận hình thái kinh tế - xã hội.
2. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội
- Dự báo của C.Mác và V.I Lênin về chủ nghĩa xã hội;
- Những biểu hiện mới của thời đại và vấn đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
3. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa - sự vận dụng sáng tạo lý luận hình thái kinh tế - xã hội vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam;
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ - Sự vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam;
- Kết hợp giữa phát triển lực lượng sản xuất với xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội;
- Kết hợp giữa kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Chương IX. Vấn đề giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (6 tiết)
1. Giai cấp và đấu tranh giai cấp
- Khái quát các quan điểm ngoài Mác xít về giai cấp và đấu tranh giai cấp;
- Quan điểm Mác – xít về giai cấp và đấu tranh giai cấp;
- Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
2. Quan hệ giai cấp với dân tộc và nhân loại trong thời đại hiện nay
- Dân tộc và quan hệ giữa giai cấp với dân tộc;
- Nhân loại và quan hệ giai cấp với nhân loại;
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại trong cách mạng Việt Nam;
- Vấn đề quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại trong cách mạng Việt Nam hiện nay.
Chương X. Lý luận về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (7 tiết)
1. Những nội dung cơ bản của lý luận về nhà nước
- Về bản chất của nhà nước;
- Về chức năng của nhà nước;
- Về những đặc trưng của nhà nước;
- Về nguồn gốc ra đời của nhà nước;
- Lịch sử nhà nước và các hình thức của nhà nước.
2. Nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền tư sản;
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chương XI. Quan điểm triết học Mác – Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay (7 tiết)
1. Một số quan điểm triết học trước Mác về con người
- Quan điểm về con người trong triết học phương Đông;
- Quan điểm về con người trong triết học phương Tây.
2. Quan điểm triết học Mác – Lênin về con người
- Quan điểm triết học Mác – Lênin về bản chất con người;
- Quan điểm triết học Mác – Lênin về giải phóng con người.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo
- Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người;
- Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong cách mạng Việt Nam.
4. Vấn đề xây dựng con ngườI Việt Nam hiện nay
- Con người Việt Nam trong lịch sử;
- Con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
6. Phân phối thời gian
Căn cứ vào chương trình Triết học sau đại học dành cho nghiên cứu sinh và học viên cao học (không thuộc chuyên ngành triết học) ở khối ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật là 90 tiết.
7. Phương pháp đánh giá môn học
Thi kết thúc môn học bao gồm điểm thi viết và điểm viết tiểu luận (kết quả điểm hoàn tất môn học là điểm trung bình giữa thi viết và chấm tiểu luận với điều kiện không có điểm nào < 5,00 điểm).
8. Tài liệu tham khảo
1. Triết học gồm 3 tập: tập 1, 2, 3 (dùng cho NCS và học viên cao học không thuộc chuyên ngành triết học), NXB CTQG, Hà Nội 1999;
2. Hệ tư tưởng Đức (Mác & Ăngghen);
3. Tuyên ngôn Đảng cộng sản (Mác & Ăngghen);
4. Biện chứng của tự nhiên (Ăngghen);
5. Chống Duy Rinh (Ăngghen);
6. Bút ký triết học (Lênin);
7. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (Lênin);

Tài Liệu Sưu Tầm
Giáo trình Triết học Mác Lênin

Su doi lap giua chu nghia duy vat voi chu nghia duy tam trong viec giai quyet cac van de co ban cua Triet hoc

Sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học
Dựa trên tổng kết toàn bộ lịch sử triết học, Ph.Ăngghen cho rằng: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại(1), hay giữa ý thức với vật chất.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:


Mặt thứ nhất, (mt bản thể luận) trả lời câu hỏi: trong mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
Mặt thứ hai, (mặt nhận thức luận) trả lời câu hỏi: tư duy con người có khả năng nhận thức thế giới hay không?
Việc giải quyết vấn hai mặt vấn đề cơ bản của triết học là xuất phát điểm của các trường phái lớn: chủ nghĩa duy tâm chủ nghĩa duy vật; khả tri luận (thuyết có thể biết) và bất khả tri luận (không thể biết). Ngoài ra còn có chủ nghĩa nhị nguyên hoài nghi luận.
Chủ nghĩa duy vật là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm: bản chất của thế giới là vật chất; vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức.
Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học cho rằng: bản chất của thế giới là tinh thần; ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức có trước và quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy tâm có hai trào hình thức cơ bản là Chủ nghĩa duy tâm khách quan chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận tính thứ nhất của tinh thần, ý thức nhưng tinh thần, ý thức đó được quan niệm là tinh thần khách quan, ý thức khách quan có trước và tồn tại độc lập với giới tự nhiên và con người. Những đại biểu của trào lưu này là Platon, Hêghen, Tômat Đacanh…
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người, khẳng định ý thức quyết định vật chất, vật chất không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào cảm giác, ý thức. Những đại biểu của trào lưu này là G.Beccơli, D.Hium.
Ngoài sự phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, người ta còn phân biệt:
Thuyết nhất nguyên là khuynh hướng triết học cho rằng thế giới chỉ có một bản nguyên, là thực thể vật chất hoặc thực thể tinh thần có trước và quyết định. Tùy theo quan niệm cho rằng vật chất hay tinh thần là thực thể của thế giới mà thuyết nhất nguyên có hai hình thức tương ứng: thuyết nhất nguyên duy vật và thuyết nhất nguyên duy tâm.
Thuyết nhị nguyên cho rằng có hai thực thể vật chất và ý thức song song tồn tại, không phụ thuộc lẫn nhau.
Thuyết đa nguyên là khuynh hướng triết học cho rằng có nhiều cơ sở, nhiều bản nguyên của tồn tại, chúng không phụ thuộc lẫn nhau.
Trong việc giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học có hai khuynh hướng đối lập nhau là thuyết khả tri và thuyết bất khả tri. Đa số các nhà triết học khẳng định rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới, có khả năng đạt được chân lý khách quan. Một số các nhà triết học phủ nhận một phần hay toàn bộ khả năng nhận thức của con người. Những nhà triết học này thuộc thuyết bất khả tri (có nghĩa là không thể nhận thức được). Đại biểu của khuynh hướng này là Protagor, D.Hium, I.Cantơ…
Đối lập với chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật tồn tại và phát triển có nguồn gốc từ sự phát triển của khoa học và thực tiễn, đồng thời thường gắn với lợi ích của giai cấp và lực lượng tiến bộ trong lịch sử. Chủ nghĩa duy vật không chỉ tổng kết, khái quát kinh nghiệm và thành tựu mà con người đạt được mà còn định hướng cho hoạt động thực tiễn của con người.