Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

Su doi lap giua chu nghia duy vat voi chu nghia duy tam trong viec giai quyet cac van de co ban cua Triet hoc

Sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học
Dựa trên tổng kết toàn bộ lịch sử triết học, Ph.Ăngghen cho rằng: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại(1), hay giữa ý thức với vật chất.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:


Mặt thứ nhất, (mt bản thể luận) trả lời câu hỏi: trong mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
Mặt thứ hai, (mặt nhận thức luận) trả lời câu hỏi: tư duy con người có khả năng nhận thức thế giới hay không?
Việc giải quyết vấn hai mặt vấn đề cơ bản của triết học là xuất phát điểm của các trường phái lớn: chủ nghĩa duy tâm chủ nghĩa duy vật; khả tri luận (thuyết có thể biết) và bất khả tri luận (không thể biết). Ngoài ra còn có chủ nghĩa nhị nguyên hoài nghi luận.
Chủ nghĩa duy vật là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm: bản chất của thế giới là vật chất; vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức.
Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học cho rằng: bản chất của thế giới là tinh thần; ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức có trước và quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy tâm có hai trào hình thức cơ bản là Chủ nghĩa duy tâm khách quan chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận tính thứ nhất của tinh thần, ý thức nhưng tinh thần, ý thức đó được quan niệm là tinh thần khách quan, ý thức khách quan có trước và tồn tại độc lập với giới tự nhiên và con người. Những đại biểu của trào lưu này là Platon, Hêghen, Tômat Đacanh…
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người, khẳng định ý thức quyết định vật chất, vật chất không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào cảm giác, ý thức. Những đại biểu của trào lưu này là G.Beccơli, D.Hium.
Ngoài sự phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, người ta còn phân biệt:
Thuyết nhất nguyên là khuynh hướng triết học cho rằng thế giới chỉ có một bản nguyên, là thực thể vật chất hoặc thực thể tinh thần có trước và quyết định. Tùy theo quan niệm cho rằng vật chất hay tinh thần là thực thể của thế giới mà thuyết nhất nguyên có hai hình thức tương ứng: thuyết nhất nguyên duy vật và thuyết nhất nguyên duy tâm.
Thuyết nhị nguyên cho rằng có hai thực thể vật chất và ý thức song song tồn tại, không phụ thuộc lẫn nhau.
Thuyết đa nguyên là khuynh hướng triết học cho rằng có nhiều cơ sở, nhiều bản nguyên của tồn tại, chúng không phụ thuộc lẫn nhau.
Trong việc giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học có hai khuynh hướng đối lập nhau là thuyết khả tri và thuyết bất khả tri. Đa số các nhà triết học khẳng định rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới, có khả năng đạt được chân lý khách quan. Một số các nhà triết học phủ nhận một phần hay toàn bộ khả năng nhận thức của con người. Những nhà triết học này thuộc thuyết bất khả tri (có nghĩa là không thể nhận thức được). Đại biểu của khuynh hướng này là Protagor, D.Hium, I.Cantơ…
Đối lập với chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật tồn tại và phát triển có nguồn gốc từ sự phát triển của khoa học và thực tiễn, đồng thời thường gắn với lợi ích của giai cấp và lực lượng tiến bộ trong lịch sử. Chủ nghĩa duy vật không chỉ tổng kết, khái quát kinh nghiệm và thành tựu mà con người đạt được mà còn định hướng cho hoạt động thực tiễn của con người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét